Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2018

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI Ở VÙNG NÚI ĐÁ VÔI TỈNH NINH BÌNH

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11530 Trương, Q. H. (2014). ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI Ở VÙNG NÚI ĐÁ VÔI TỈNH NINH BÌNH. 25 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành, tr. 561-576 Phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu trong chính sách phát triển hiện nay của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Du lịch với tư cách là một ngành quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, luôn được chú trọng phát triển. Tuy nhiên, tình trạng khai thác chưa hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch ở nhiều nơi dẫn tới những tác động tiêu cực đến môi trường. Do vậy, trong những thập kỷ gần đây, việc phát triển kinh tế, trong đó có du lịch được đặt ra phải gắn liền với bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường. Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương. Ở nước ta, du lịch sinh thái (Ecotourism) là loại hình du lịch

Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/62153 Chu, T.N. (2018). Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam Việc nghiên cứu về bảo đảm quyền con người của Tòa án góp phần triển khai, thực hiện những quy định mới và có ý nghĩa của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và quyền tư pháp. Nghiên cứu có những đóng góp cụ thể như sau: Thứ nhất, luận án kế thừa, tổng hợp các công trình đi trước và bổ sung vào hệ thống lý luận các lý thuyết liên quan đến tổ chức và hoạt động của quyền lực nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người; các đặc trưng quyền con người trong hoạt động xét xử của Tòa án, đặc biệt minh chứng trên các phương diện lý luận về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, nội dung, cách thức bảo đảm quyền con người của Tòa án; các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả bảo đảm quyền con người của Tòa án. Thứ hai, luận án bổ sung các tiêu chí đánh giá hiệu quả bảo đảm quyền con người của Tòa án. Đó

Vai trò của trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/63020 Nguyễn, T. T. (2018). Vai trò của trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 34, Số 3 (2018) 59-66 Bài viết phân tích các vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. Bao gồm các vai trò: 1) nắm bắt chỉ thị, nghị quyết, chính sách pháp luật xây dựng nông thôn mới; 2) tuyến truyền, vận động về xây dựng nông thôn mới; 3) lãnh đạo lập kế hoạch chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới; 4) tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới; 5) kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới; 6) huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới; 7) đề xuất, kiến nghị lên các cơ quan và cấp có thẩm quyền