Vài nét về tư tưởng giải thoát trong lịch sử triết học Ấn Độ
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53808
Trong lịch sử Triết
học, chúng ta nhận thấy rõ sự khác biệt rất lớn giữa triết học phương
Đông và triết học phương Tây về vấn đề con người. Nó được thể hiện qua nhiều trường phái triết học và gắn với một số tôn giáo.
Nếu như triết học phương
Tây đề cao con người duy lý với các giá trị và hành động cụ thể, hướng
tới con người cá nhân, tách con người ra khỏi vũ trụ để nhìn nhận về con
người thì triết học phương Đông lại nhấn mạnh sự duy niệm, huyền bí, sự
thống nhất giữa con người và vũ trụ với công thức “Thiên địa nhân” hay
nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất”.
Nếu như triết học Trung hoa cổ đại bị
chia rẽ và phong kiến hóa thành nhiều trường phái khác nhau hướng đến
biến cải xã hội, giáo dục đạo đức con người thì Triết học Ấn Độ lại đi
theo hướng riêng, thống nhất hướng về “giải thoát” (Moksha).
Người Ấn đã có những suy niệm rất lâu về bản ngã con người, về tuyệt đối thể, về “cái đó”: Tat tvam Asi = cái ấy là ngươi. Nghĩa là đã đề cập tới những chân lý với tính siêu hình. Các nhà hiền triết (Rishi) đã thực nghiệm những chân lý về vũ trụ và đời người…. bằng các cách thức khác nhau nhưng nội dung chính nếu thâu tóm toàn bộ triết học Ấn Độ là hướng con người tới giải thoát, giác ngộ.
Người Ấn đã có những suy niệm rất lâu về bản ngã con người, về tuyệt đối thể, về “cái đó”: Tat tvam Asi = cái ấy là ngươi. Nghĩa là đã đề cập tới những chân lý với tính siêu hình. Các nhà hiền triết (Rishi) đã thực nghiệm những chân lý về vũ trụ và đời người…. bằng các cách thức khác nhau nhưng nội dung chính nếu thâu tóm toàn bộ triết học Ấn Độ là hướng con người tới giải thoát, giác ngộ.
Hàng ngàn năm nay suy tư về thân phận
con người là đề tài được bàn luận nhiều nhất trong lịch sử triết học và
tôn giáo. Đứng trước vũ trụ bao la con người cảm nghiệm được rằng thân
phận mình thật là nhỏ bé mong manh, những bé nhỏ yếu đuối của bản thân
con người, suy tư về sự sống và cái chết, hạnh phúc và khổ đau, tồn tại
và hủy diệt…về đời này đời sau, về mục đích tối hậu của con người luôn
ngự trị tâm trí con người. Để tránh khỏi điều đó bằng nhiều cách: con
người có một ước vọng mạnh mẽ để được đảm bảo, được an bình, không phải
bất an, sợ hãi. Họ đã tìm đến những chân tri (Pona – martha – vidyâ) đưa
họ đến những giải pháp để giải thoát con người, đưa con người tới tự
do, hiểu được căn tính của vạn vật.
Họ luôn đi tìm một cái ngã bất diệt,
ngã tự hữu, vượt trên mọi giới hạn của thể xác và tinh thần. Atmanan
Viddhi- tự ngã tự thân. Để đạt tới cái ngã này đòi con người phải trở về
với chính mình, tìm tòi, khám phá cái ngã chân thực này ở ngay chính
thâm tâm con người.
Atman là một thực tại siêu việt, không sinh diệt, không danh sắc, không thời gian, không bị giới hạn trong không gian. Vậy làm thế nào để lĩnh hội được Atman: các triết thuyết đều đòi hỏi ta phải thực hiện kinh nghiệm huyền nhiệm tâm linh. Tự ngã Atman đến từ đại ngã Brahman. Chính Brahman là nguồn gốc của mọi tự ngã Atman, do Brahman vạn vật phát sinh, và trong đó mọi vật phải quy hồi. “Brahman là nguồn sáng của mọi ánh sáng…Brahman ở đàng trước, ở đằng sau, ở bên phải, ở bên trái người, ở trên cao, ở tận cùng đáy sâu. Braman vĩ đại” (Mundaka Up.II,2,10).
Như vậy Atman là tự ngã và Brahman là đại ngã. Ở thời Veda, Brahman còn có nghĩa là cầu nguyện, sự mong mỏi của con người, sự khao khát hướng về nguồn. Đến thời Upanishad cố gắng thực hiện kinh nghiệm bản thân, trở về với chính lòng mình để khai quật thực tại cá thể Atman, đó là thực thể chìm đắm trong ý thức ý thức tâm linh của mỗi người. Còn Brahman thì ở khắp mọi nơi, chẳng khác gì không khí mà ta thở ở trong bình cũng như ngoài trời. “Cái ngã ở trong ta, nhỏ hơn hạt gạo, nhỏ hơn hạt cải, nhỏ hơn hạt kê, nhỏ hơn nhân hạt kê. Cũng là cái ngã ấy ở trong lòng ta lớn hơn trái đát, lớn hơn bầu khí quyển, lớn hơn cả tầng khí quyển, lớn hơn tất cả thế giới” (Chaandogya Up III, 13-14).
Chặng đường đạt đến giải thoát hay Brahman được các trường phái triết học Ấn Độ quan niệm như một vận hành gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn đầu tiên là phải có niềm
tin mạnh, xác tín vào những kinh nghiệm của tiền nhân xa xưa được đúc
kết bởi những kinh nghiệm của các bậc hiền nhân, thánh trí. Vấn đề niềm
tin là vấn đề cực kỳ quan trọng để con người có thể minh triết khám phá
kiến tạo dẫn đến nhận thức đúng. Niềm tin có những cấp độ của nó từ niềm
tin dẫn đến niềm tin tôn giáo sau đó đạt đến đức tin.
- Giai đoạn thứ hai: phải nghiên cứu
điều tra, suy luận kỹ lưỡng, tìm đến tới tận cùng nguồn cội những chân
lý ấy. Phải nghiên cứu kỹ lưỡng những lý do xuất phát, tồn tại, và những
khả thể của chân lý ấy để có được một xác tín chân thực mới có thể đi
đến giai đoạn ba.
- Giai đoạn sau cùng này là thể hiện
chân lý trong đời sống của chính mình, để đưa chân lý vào con người của
mình, để con người hợp nhất với chân lý ấy.
Con người thao thức trước những vô
minh và cương quyết đi tìm chân lý (satya – loka). Chân lý ấy chính là
Brahman. Brahman- quyền năng siêu việt, theo kinh Veda, Brahman là
nguyên lý của trời đất, của con người, Brahman được đồng hóa với Atman =
thần ngã của con người.
Làm thế nào để đạt được những điều đó
thì các trường phái Triết học Ấn Độ gợi ra những cách thức khác nhau.
Triết học Ấn Độ không đưa ra những hệ thống suy luận thuần túy, nhưng để
giúp con người lĩnh hội được chân lý, sau đó con người sẽ khám phá ra
chân lý và thực hiện. Đó là chân tri (Pana – matha – vidya) đó là giải
thoát (moksha), đó là hiểu biết có thể đưa ta tới tự do: (Sa vidya ya
vimukhtaya). Sự tự do này mang theo nghĩa như là một sự giải thoát tâm
linh.
Vì không nhận ra được tự ngã, thì con
người sống dựa vào hiện tượng vô thường, bị cuốn trôi vào dòng chảy của
luân hồi, sống kiếp này cho tới kiếp đến khi đạt được giải thoát và tìm
ra chân lý. Thuyết luân hồi đã có ở nhiều nơi trên thế giới như người Hy
Lạp thượng cổ tin rằng người ta ăn thịt con vật là ăn thịt đồng loại,
Người Celtes và Druides tại Châu Âu cũng tin luôn hồi, ngay cả những nhà
tư tưởng, triết học hiện đại như Leibnitz, Fourrier cũng đề cập tới
luân hồi một cách tích cực.
Tuy nhiên không một nơi nào trên thế giới triển khai và đề cập vấn đề luân hồi một cách rộng rãi và sâu xa như ở Ấn Độ. Luân hồi là giải pháp đưa đến luân lý, cuộc sống hiện tại tạo nghiệp (Karma) cho kiếp sau. Nghiệp báo là quá trình vận hành của cuộc sống con người, nhân nào quả đấy, nếu ở đời sống hiện tại tử tế, yêu thương, bố thí, thiện hảo thì kiếp sau cũng được nâng lên cao về mặt vật chất cũng như tinh thần. thiện báo thiện, ác báo ác.
Mỗi tác động nhỏ nhặt của thân, khẩu ý, đều có hiệu quả vào tính con người. Con người bị ràng buộc bởi cuộc sống này và phải tìm cách giải thoát khỏi ràng buộc bằng cách thực hiện thiện nghiệp. Con người có khả năng vươn lên vô hạn, để giải thoát tâm linh, đưa tâm linh vào tự do tuyệt đối. Con người có thể đạt được tự do tối cao khi họ hợp nhất với tuyệt đối thể - Brahman. Đó là một khái niệm tổng quát về triết học, tư tưởng Ấn Độ.
Tuy nhiên không một nơi nào trên thế giới triển khai và đề cập vấn đề luân hồi một cách rộng rãi và sâu xa như ở Ấn Độ. Luân hồi là giải pháp đưa đến luân lý, cuộc sống hiện tại tạo nghiệp (Karma) cho kiếp sau. Nghiệp báo là quá trình vận hành của cuộc sống con người, nhân nào quả đấy, nếu ở đời sống hiện tại tử tế, yêu thương, bố thí, thiện hảo thì kiếp sau cũng được nâng lên cao về mặt vật chất cũng như tinh thần. thiện báo thiện, ác báo ác.
Mỗi tác động nhỏ nhặt của thân, khẩu ý, đều có hiệu quả vào tính con người. Con người bị ràng buộc bởi cuộc sống này và phải tìm cách giải thoát khỏi ràng buộc bằng cách thực hiện thiện nghiệp. Con người có khả năng vươn lên vô hạn, để giải thoát tâm linh, đưa tâm linh vào tự do tuyệt đối. Con người có thể đạt được tự do tối cao khi họ hợp nhất với tuyệt đối thể - Brahman. Đó là một khái niệm tổng quát về triết học, tư tưởng Ấn Độ.
Vì tính cách giải thoát trên nên triết
học Ấn Độ hầu như mang một sắc thái tôn giáo, thần bí rất rõ ràng. Các
tác phẩm cổ thời của Ấn Độ là những kinh của tôn giáo đó là những: Rig
Veda và Atharva, kinh Upanishad (Áo nghĩa thư), kinh Bhagavat gita (Chí
tôn ca). Những thiên anh hùng ca như Ramayana và Mahabharta đầy những tư
tưởng tôn giáo. Vì ý thức tôn giáo đậm nét như vậy nên các triết thuyết
của Ấn Độ không có tính chất cách mạng, thuyết này lật thuyết khác,
hoặc mâu thuẫn, chống đối nhau. Kể cả sự ra đời của Phật giáo cũng là sự
kế thừa các tinh hoa của các trường phái khác.
Trong thời kỳ này có thể coi những tư tưởng này có thể là một thuyết triết học hay một thuyết tôn giáo đều được. Đến nỗi người ta có thể nói rằng: “Các triết gia hay các nhà hiền nhân thánh trí, chỉ tranh luận với nhau về ngôn từ, còn nội dung là một. Cho nên không có những chủ trương cứng nhắc, trái lại luôn có một thái độ khoan hòa, đại lượng, tiếp đón mọi nhận định, suy tư về chân lý”. Do đó chân lý được trình bày đa diện và phong phú.
Trong thời kỳ này có thể coi những tư tưởng này có thể là một thuyết triết học hay một thuyết tôn giáo đều được. Đến nỗi người ta có thể nói rằng: “Các triết gia hay các nhà hiền nhân thánh trí, chỉ tranh luận với nhau về ngôn từ, còn nội dung là một. Cho nên không có những chủ trương cứng nhắc, trái lại luôn có một thái độ khoan hòa, đại lượng, tiếp đón mọi nhận định, suy tư về chân lý”. Do đó chân lý được trình bày đa diện và phong phú.
Như chúng ta đã thấy ở trên phần lớn
tư tưởng giải thoát lúc bấy giờ đều mang hơi hướng tôn giáo thần bí,
hướng trọng tâm về Brahman – đấng siêu việt, tập tục là lễ nghi hơn là
hiểu biết về chính con người mình.
Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tư
tưởng triết học Phật Giáo sau này mà như nhiều học giả đã ca ngợi sự ra
đời của Phật giáo thời kỳ này là một bước chuyển mình vỹ đại của lịch sử
tư tưởng Ấn Độ, Phật đã tìm hiểu hơn về nhận thức con người, hướng
triết học từ trên trời rơi xuống thế gian về chính con người, hiện hữu
người, tâm lý người, Phật đã không coi trọng thế giới quan thần bí mà tư
tưởng trước để lại mà Phật đã tập trung vào những điểm chính về nhân
sinh, hiện thực con người, đó là triết lý nhân bản: “Trong một mới hỗn
độn của tín ngưỡng và sự tan rã của chủ nghĩa, nhiệm vụ của Phật là xây
dựng trên một nền tảng vững chắc về luân thường đạo lý.
Phật muốn xây dựng một luân lý tôn nghiêm trên nền đá của thực nghiệm tâm lý. Nguyên thủy ý nghĩa sự ra đời của Phật giáo tương tự như chủ nghĩa thực tiễn. Cố vận động chuyển trung tâm, tâm điểm từ sự phụng sự Brahama sang phụng sự con người, lấy con người làm trung tâm, đặt con người lên vị trí tối cao”. (Indian Phylosophy, Tr.358: trích lại của Nguyễn Đăng Thục, triết học đông phương III, tr.149).
Phật muốn xây dựng một luân lý tôn nghiêm trên nền đá của thực nghiệm tâm lý. Nguyên thủy ý nghĩa sự ra đời của Phật giáo tương tự như chủ nghĩa thực tiễn. Cố vận động chuyển trung tâm, tâm điểm từ sự phụng sự Brahama sang phụng sự con người, lấy con người làm trung tâm, đặt con người lên vị trí tối cao”. (Indian Phylosophy, Tr.358: trích lại của Nguyễn Đăng Thục, triết học đông phương III, tr.149).
Title: | Vài nét về tư tưởng giải thoát trong lịch sử triết học Ấn Độ |
Authors: | Hà, Thanh Tùng |
Keywords: | Triết học Ấn Độ Giải thoát |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam |
Description: | Tạp chí nghiên cứu phật học số tháng 5/2016 ; 3 tr. ; TNS08625 |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53808 |
Appears in Collections: | Nghiên cứu Phật học và Phật hoàng Trần Nhân Tông (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét