Cho thuê tài chính
Theo
quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức tín dụng có thể cấp tín dụng dưới nhiều
hình thức khác nhau. Bên cạnh hình thức cho vay – một hình thức cấp tín dụng
khá “cổ điển” và phổ biến, hiện nay pháp luật còn cho phép tổ chức tín dụng thực
hiện cấp tín dụng dưới những hình thức khác như bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có
giá, bao thanh toán và cho thuê tài chính.
Cho
thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng được pháp luật lần đầu tiên ghi nhận tại
Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 với tên
gọi là hoạt động thuê mua tài chính. Tuy nhiên, phải đến khi Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước ban hành Quyết định 149/QĐ-NH5 ngày 27/5/1995, sau đó là Nghị định
64/CP của Chính phủ ngày 9/10/1995 và Thông tư 03/TT-NH5 của Ngân hàng Nhà nước
ngày 9/2/1996, thì hoạt động này mới được sự điều chỉnh cụ thể của pháp luật.
Sau khi Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004)
được ban hành, hoạt động cho thuê tài chính ngày càng được điều chỉnh một cách
chi tiết và hệ thống (tại Điều 20, Điều 61 đến Điều 63). Các văn bản dưới luật
lần lượt ra đời để cụ thể hoá Luật các tổ chức tín dụng, trong đó đáng chú ý nhất
là Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài
chính tại Việt Nam.
Cho
thuê tài chính vừa là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, vừa là một dạng
cho thuê tài sản mà theo đó, tổ chức tín dụng cho khách hàng quyền sử dụng tài
sản trong một khoảng thời gian nhất định, với điều kiện khách hàng phải trả tiền
thuê. Tuy nhiên, không phải một giao dịch cho thuê tài sản nào của tổ chức tín
dụng cũng được coi là cho thuê tài chính. Xét về mặt bản chất, giao dịch cho
thuê tài chính có những đặc điểm nổi bật sau đây:
Thứ
nhất, cho thuê tài chính là phương thức cấp tín dụng mà đối tượng là một tài sản
cụ thể. Khác với các hình thức cấp tín dụng khác mà theo đó, tổ chức tín dụng
chuyển giao một khoản tiền, trong hình thức cấp tín dụng cho thuê tài chính, tổ
chức tín dụng tiến hành cấp tín dụng bằng cách chuyển giao cho khách hàng (bên
thuê) một tài sản cụ thể (máy móc, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải hoặc
động sản khác) để bên thuê sử dụng trong một thời gian nhất định. Bên thuê có
nghĩa vụ trả toàn bộ tiền thuê theo thoả thuận. Tính chất thanh toán trọn vẹn của
giao dịch cho thuê tài chính cho thấy bản chất tín dụng của hoạt động này. Tổ
chức tín dụng được bảo đảm về khả năng hoàn trả của khách hàng đối với khoản
tín dụng đã chuyển giao thông qua quyền nhận tiền thuê. Cũng tương tự như pháp
luật một số quốc gia trên thế giới, pháp luật Việt Nam ghi nhận cho thuê tài
chính là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, nhằm phù hợp với đặc điểm của
đối tượng cho thuê là những động sản có giá trị, thời gian cần thiết để khấu
hao thường từ một năm trở lên.
Thứ
hai, cho thuê tài chính là hình thức cho thuê mà hầu hết các quyền năng của chủ
sở hữu (bên cho thuê) được chuyển giao cho bên thuê. Khác với các hình thức
thuê tài sản thông thường theo quy định của pháp luật dân sự, trong hoạt động
cho thuê tài chính, bên cho thuê thường chỉ giữ quyền sở hữu “danh nghĩa” đối với
tài sản cho thuê (quyền này cho phép tổ chức tín dụng có thể thu hồi tài sản
cho thuê nếu bên thuê vi phạm hợp đồng), còn những quyền năng cụ thể đối với
tài sản cho thuê được chuyển giao hầu như hoàn toàn cho bên thuê. Điều này được
lý giải bởi bản chất tín dụng của hoạt động cho thuê tài chính: Tổ chức tín dụng
chỉ quan tâm đến khả năng thu hồi cả gốc và lãi của khoản tín dụng, còn việc sử
dụng khoản tín dụng được cấp là quyền của bên nhận tín dụng (bên thuê). Đặc điểm
này đã được Uỷ ban về chuẩn mực kế toán quốc tế ghi nhận: “Cho thuê tài chính
là loại cho thuê có khả năng dịch chuyển về cơ bản tất cả những rủi ro và lợi
ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản”.
Cụ
thể hoá những đặc trưng của nghiệp vụ cho thuê tài chính, quy định của pháp luật
hiện hành ghi nhận giao dịch cho thuê tài chính phải có một trong những dấu hiệu
sau đây:
–
Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu
tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên;
–
Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua
tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại
thời điểm mua lại;
–
Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để
khấu hao tài sản thuê;
–
Tổng số tiền thuê tài sản theo thoả thuận Ýt nhất phải tương đương với giá trị
của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Cho
thuê tài chính được phân loại thành nhiều phương thức tuỳ theo từng tiêu chí
phân loại. Một số tài liệu phân loại cho thuê tài chính dựa theo nguồn gốc sở hữu
hoặc nguồn gốc tài chính của tài sản thuê mà theo đó, cho thuê tài chính bao gồm:
Cho thuê đơn giản, cho thuê hợp vốn, cho thuê bắc cầu, bán và cho thuê lại
v.v.. Tuy nhiên theo chúng tôi, để làm nổi bật bản chất tín dụng, hoạt động cho
thuê tài chính có thể được phân loại như sau:
Cho
thuê tài chính không hoàn lại tài sản thuê là phương thức cho thuê tài chính mà
theo đó, bên thuê có quyền sở hữu tài sản thuê khi chấm dứt hợp đồng thuê. Khi
kết thúc hợp đồng, bên cho thuê có nghĩa vụ tiến hành các thủ tục pháp lý cần
thiết để chuyển giao quyền sở hữu cho bên thuê. Đối với phương thức này, số tiền
thuê thường không thấp hơn giá trị tài sản thuê tại thời điểm giao kết hợp đồng
và khi chuyển giao quyền sở hữu, bên thuê chỉ phải thanh toán theo giá danh
nghĩa thấp hơn giá trị thực của tài sản tại thời điểm chuyển giao.
Cho
thuê tài chính có hoàn lại tài sản thuê là phương thức cho thuê tài sản mà theo
đó, tài sản thuê không đương nhiên được chuyển giao quyền sở hữu khi chấm dứt hợp
đồng thuê. Với phương thức cho thuê này, số tiền thuê có thể thấp hơn giá trị của
tài sản tại thời điểm thuê. Khi kết thúc hợp đồng thuê, bên thuê có quyền thuê
tiếp hoặc mua lại tài sản thuê. Giá chuyển nhượng (nếu có) sẽ được các bên
thương lượng dựa trên giá trị còn lại của tài sản thuê.
Mời
các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “Pháp luật của Hàn Quốc
và Việt Nam về cho thuê tài chính” của tác giả Phạm
Thị Thúy Hà tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/8571
Nhận xét
Đăng nhận xét