Lún mặt đất



Sụt lún đất là một hiện tượng hoạt động địa chất chủ yếu trong các vùng phân bố đá vôi, đá có thành phần cacbonat nói chung. Ngoài phần lộ ra trên mặt ở vùng trung du và miền núi, diện tích lớn các cấu trúc đá vôi còn bị phủ bởi trầm tích ngay dưới vùng địa hình thấp và đồng bằng, ven biển. 


Các điều kiện tự nhiên về địa chất, khí hậu và thủy văn ở nước ta có cường độ cao, sự biến động lớn là những yếu tố thúc đẩy quá trình hoạt động sụt lún diễn ra mạnh mẽ hơn các nơi khác. Sụt lún đất gây ra các tai biến địa chất khiến môi trường bị hủy hoại và thiệt hại đáng kể cho kinh tế, xã hội.


Lún mặt đất đó là kết quả lún chìm xuống từ từ hoặc sập đổ xuống của bề mặt đất và được phân chia thành 4 loại chính
 (1) lún do hoạt động của con người tạo ra khoảng rỗng trong đất và những khoảng rỗng tự nhiên tương đối gần với bề mặt đất (chẳng hạn, do khai thác than, khai thác đá, hoặc các đặc trưng của karst);
(2) lún do việc khai thác các chất lỏng từ dưới sâu (như khai thác nước ngầm/dầu mỏ) và kết quả của sự thay đổi ứng suất hữu hiệu,
(3) lún do sự rửa trôi các khoáng vật dễ hòa tan (muối, thạch cao) trong nước ngầm và
 (4) lún do việc mất đi các thành phần hạt mịn lơ lửng có thể di chuyển theo hệ thống.
Ngoài ra, lún có thể xảy ra liên quan đến các thành tạo bồi tích, sự co ngót/ trương nở, hoạt động của núi lửa, băng tan.


Title: Lún mặt đất
Authors: Đỗ, Minh Đức
Keywords: Điều kiện phát sinh lún mặt đất
Phân tích cơ chế lún mặt đất
Phòng chống lún mặt đất
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN
Citation: 5 tr.
Abstract: Lún mặt đất đó là kết quả lún chìm xuống từ từ hoặc sập đổ xuống của bề mặt đất và được phân chia thành 4 loại chính (1) lún do hoạt động của con người tạo ra khoảng rỗng trong đất và những khoảng rỗng tự nhiên tương đối gần với bề mặt đất (chẳng hạn, do khai thác than, khai thác đá, hoặc các đặc trưng của karst); (2) lún do việc khai thác các chất lỏng từ dưới sâu (như khai thác nước ngầm/dầu mỏ) và kết quả của sự thay đổi ứng suất hữu hiệu, (3) lún do sự rửa trôi các khoáng vật dễ hòa tan (muối, thạch cao) trong nước ngầm và (4) lún do việc mất đi các thành phần hạt mịn lơ lửng có thể di chuyển theo hệ thống. Ngoài ra, lún có thể xảy ra liên quan đến các thành tạo bồi tích, sự co ngót/ trương nở, hoạt động của núi lửa, băng tan.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18013
Appears in Collections:Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam (LIC)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Định tuổi tương đối của đá

Multifunctional drug nanosystems: A summary of recent researches at IMS/VAST

Đình ngự triều Di Quy (Cổ Loa - Hà Nội)