Địa hình đáy đại dương








Đáy đại dương là khu vực địa hình nằm ở phần đáy của đại dương. Giống như địa hình đất liền, đáy đại dương cũng có các chõm núi, thung lũng, đồng bằngnúi lửa.
Đa số các đại dương đều có một cấu trúc chung, được tạo ra bởi các hiện tượng vật lý thông thường, chủ yếu là từ dịch chuyển của các dãy kiến tạo, và trầm tích từ các nguồn khác nhau.
Địa hình đáy biển và đại dương rất đa dạng do các quá trình địa chất quy định. Có hai quá trình chuyển động cơ bản, là phân kỳ và hội tụ, đã tạo nên các dạng địa hình khác nhau. Tuy nhiên, phân loại địa hình đáy biển và đại dương phải theo đặc điểm độ dốc, đặc điểm địa hình đáy và cấu trúc địa chất.
Địa hình thềm lục địa bao gồm thềm trong, thềm ngoài, có độ dốc tương đối thoải (từ 0,5 đến 20) là kết quả của hai quá trình chuyển động nội sinh và ngoại sinh. Thềm lục địa rộng hay hẹp phụ thuộc vào kiểu rìa lục địa. Rìa thụ động thì thềm lục địa rộng và thoải. Ngược lại, rìa tích cực thì thềm hẹp và dốc.
Địa hình sườn lục địa có bề mặt không bằng phẳng, tương đối dốc thay đổi từ 5 đến 450, phụ thuộc vào kiểu rìa lục địa. Rìa tích cực có sườn lục địa hẹp, phát triển nhiều núi lửa và hẻm vực (canyon), thường không có chân dốc thềm lục địa, mà chuyển ngay vào lòng chảo đại dương.

 
Lòng chảo đại dương có địa hình lòng chảo rộng và thoải, bao gồm một lớp trầm tích bở rời mỏng gồm bùn đại dương chứa vật liệu vụn núi lửa phủ trên vỏ đại dương.
Sống núi đại dương có địa hình nổi cao, đối xứng qua một thung lũng, kéo dài trên 70.000 km, nằm giữa trung tâm các đại dương, rộng khoảng 3000 km và cao từ 2 đến 2,5 km, thành phần chủ yếu là basalt và các đá xâm nhập mafic, siêu mafic.
Bài báo khoa học: Địa hình đáy đại dương
Tác giả: Trần Nghi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Định tuổi tương đối của đá

Multifunctional drug nanosystems: A summary of recent researches at IMS/VAST

Đình ngự triều Di Quy (Cổ Loa - Hà Nội)