Đời sống và vai trò của người phụ nữ Mường trong gia đình



Giới thiệu bài viết “Đời sống và vai trò của người phụ nữ Mường trong gia đình”
Tác giả: Hà Thị Mỹ Hiệp
Hội nghị khoa học nữ lần thứ 5, Hà Nội, năm 2000


Người Mường là một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, là thành viên của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Người Mường nói tiếng Mường, ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường trong ngữ chi Việt thuộc ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á.
Người Mường tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Dân số tại Việt Nam theo kết quả Điều tra dân số năm 2009 là 1.268.963 người.


Người Mường có quan hệ rất gần với người Kinh. Các nhà dân tộc học đưa ra giả thuyết người Mường và người Kinh có nguồn gốc chung là người Việt-Mường cổ. Thời kỳ ngàn năm bắc thuộc thì bộ phận người cư trú ở miền núi ít bị Hán hóa, bảo tồn lối sống đến nay là người Mường, còn bộ phận ở trung du và đồng bằng có sự hòa trộn với người phương bắc về văn hóa và nhân chủng thì thành người Kinh. Quá trình chia tách Mường - Kinh, xác định theo ngôn ngữ học thì diễn ra từ Tk 7-8 và kết thúc vào Tk 12, thời Nhà Lý.
Trong xã hội truyền thống, người phụ nữ hầu như không có quyền hành gì lớn trong gia đình. Khi còn nhỏ, họ chịu sự quản lý của cha mẹ hoặc anh cả. Khi có chồng, mặc dù là con trong gia đình, nhưng họ không được tham dự vào việc chia tài sản của gia đình bố mẹ đẻ. Xã hội Mường xưa còn quy định lệ thu lụy (còn gọi là thu lụt - thu lụyk) áp dụng cho những gia đình sinh toàn con gái, lúc cha mẹ qua đời, ruộng, đất bị thu hồi lại chia cho nhà khác. Không chỉ thu riêng mảnh đất, nhà lang còn thu cả con dao của người đã khuất. Người phụ nữ khi lấy chồng đồng nghĩa với việc bước vào cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc chồng, không có quyền bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Bên trong ngôi nhà cũng có sự phân chia khu vực rõ ràng cho các giới. Gian khách (gian voóng) để bàn thờ tổ tiên, còn là nơi tiếp khách, chỗ ngủ của nam giới. Phụ nữ trong thời gian mang thai, ở cữ tuyệt đối không được bước chân đến gian này. Họ bị coi là những người không được sạch sẽ, dễ làm uế tạp bàn thờ.
Trên thực tế, người phụ nữ lại có đóng góp nhiều mặt vào cuộc sống gia đình và lao động sản xuất. Theo phân công lao động tự nhiên, nam giới thường đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nhất như: cày bừa, chặt cây, chế tạo công cụ sản xuất, xây dựng nhà ở và các công việc đối ngoại. Khi hoàn thành công việc họ có thể nghỉ ngơi thanh thản. Trong khi đó, phụ nữ ngoài việc tham gia lao động sản xuất, họ còn phải làm nhiều việc liên quan đến cuộc sống gia đình. Thực tế khối lượng công việc mà phụ nữ đảm nhận không hề ít so với nam giới.
Sản xuất nông nghiệp, dù loại hình canh tác chính là làm ruộng nước, song họ còn làm nương rẫy, ở mỗi công đoạn từ phát nương, nhổ mạ, chăm sóc đến gặt hái đều có sự tham gia của phụ nữ. Vào thời vụ, mỗi ngày người phụ nữ Mường phải trực tiếp tham gia lao động sản xuất 11 - 12 giờ, còn thời gian lao động trung bình trong năm khoảng 10 giờ/ngày. Trong lao động thủ công nghiệp, phụ nữ cũng giữ vai trò chính như dệt, may...


Công việc nội trợ, phụ nữ đóng vai trò chủ yếu, họ thức khuya, dậy sớm lo cơm nước, giặt giũ. Phụ nữ Mường ra khỏi nhà thường đeo chiếc ớp (giỏ bằng tre đan) bên hông, để đựng rau rừng. Chiếc ớp không chỉ là vật dụng quan trọng trong cuộc sống mà nó còn có giá trị làm duyên dáng thêm cho vẻ đẹp phụ nữ. Cách phân công đó gắn liền với nội dung xác định về vị trí, quyền lực của người cha, người mẹ trong gia đình và ngoài xã hội - nam ngoại, nữ nội.
Mời các bạn quan tâm đọc tiếp bài viết tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25796

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Định tuổi tương đối của đá

Multifunctional drug nanosystems: A summary of recent researches at IMS/VAST

Đình ngự triều Di Quy (Cổ Loa - Hà Nội)