Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam



Theo quy định của Điều 180 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về việc ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử  như sau:
“Điều 180. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án
Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 160 của Bộ luật này; ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của Bộ luật này hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà.


Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 164 của Bộ luật này.”
Theo quy định trên thì thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án hình sự là thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa
Để ra quyết định tạm đình chỉ hay đình chỉ thì thẩm phán dựa trên các căn cứ sau:
Thứ nhất, căn cứ tạm đình chỉ vụ án, được quy định tại Điều 160 Bộ Luật tố tụng hình sự. Bao gồm :
- Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y thì có thể tạm đình chỉ vụ án. Trong trường hợp chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì chỉ tạm đình chỉ vụ án hình sự.
- Trong trường hợp đã trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả giám định thì tạm đình chỉ điều tra và việc giám định vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

- Nếu không biết bị can đang ở đâu phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra.
Thứ hai, căn cứ đình chỉ vụ án quy định tại khoản 2 Điều 105 và các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà. Cụ thể, khoản 2, Điều 105 quy định : trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Điểm 3, 4, 5, 6, 7 Điều 7 quy định các trường hợp sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án, bao gồm :
-  Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
-  Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
-  Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
-  Tội phạm đã được đại xá;
-  Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
Về quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ vụ án, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trả lại đồ vật, tài liệu đã tạm giữ, nếu có và những vấn đề khác có liên quan.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Định tuổi tương đối của đá

Multifunctional drug nanosystems: A summary of recent researches at IMS/VAST

Đình ngự triều Di Quy (Cổ Loa - Hà Nội)