Ăn chay

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53672


Ăn chay, trai giới, ăn lạt là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, vv..), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản) hoặc kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ.


Việc ăn chay có thể do nhiều lý do khác nhau: lý do đạo đức, y tế, tôn giáo, chính trị, môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, kinh tế. Ở Ấn Độ ước tính khoảng 40% dân số là những người ăn chay.
Trong Luật tạng của Phật giáo quy định các tăng lữ phải ăn không quá giờ ngọ. Hằng tháng vào những ngày trăng rằm và đầu tháng (mùng 1 và 15 âm lịch) gọi là ngày Bố-tát (tiếng Phạn gọi là Uposatha hay Upavasatha), là ngày định kỳ để thuyết giới, cùng nhắc nhở nhau về giới pháp để tu hành. Về sau được các nhà Phật học Đại thừa Trung Quốc dịch là ngày trai giới (zh:) và Việt Nam dịch là ăn chay từ chữ trai đó.
Nhiều lý do khác nhau để ăn chay tùy thuộc vào sắc tộc và văn hóa. Những người ăn chay vì vấn đề đạo đức vì không muốn gây khổ đau cho động vật, hoặc đấu tranh vì quyền động vật. Ngoài ra, vấn đề sức khỏe cũng là một động lực để ăn chay, một số người còn cảm thấy ác cảm với mùi vị của thịt. Cũng có một số tổ chức ăn chay để bảo vệ hệ sinh thái vì họ tin rằng sản xuất chăn nuôi trong các trại gây hại cho môi trường. Họ cũng cho rằng giảm lượng tiêu thụ thịt sẽ cải thiện đáng kể tình hình lương thực toàn cầu.


Trong điều luật của một số tôn giáo yêu cầu tín đồ phải ăn chay.
Ăn chay có truyền thống lâu đời tại Ấn Độ. Kì Na giáo và một số giáo phái chính của Ấn Độ giáo xem ăn chay như là một hành vi đạo đức. Đối với các tôn giáo này thì ăn chay chủ yếu dựa trên các luật về không hành hạ, không gây thương tích hay giết chết các loài vật. Phật giáo nhìn chung không cấm ăn thịt tuy nhiên chỉ được ăn những thứ thịt thỏa mãn điều kiện tam tịnh nhục, Phật giáo đại thừa khuyến khích ăn chay để mang lại lợi ích cho sự phát triển của lòng từ bi. Những tôn giáo khác ủng hộ một chế độ ăn chay bao gồm Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật, phong trào Rastafari, phong trào Ananda Marga và ý thức Krishna (Krishnas Hare). Tích-khắc giáo không đánh đồng tâm linh với chế độ ăn uống và không chỉ định một chế độ ăn chay hoặc thịt.
Tuy Phật giáo nguyên thủy không kiêng thịt nhưng Phật giáo cấm sát sinh và tránh mọi khổ đau cho chúng sinh, cho nên trên căn bản Phật giáo khuyến khích việc ăn chay nhưng cũng không cấm ăn mặn. Phật giáo nguyên thủy (Thượng tọa bộ) thường không ăn chay. Tuy nhiên, những người xuất gia (tì kheo) nếu nghe tiếng con vật bị giết, thấy con vật bị giết hoặc nghi con vật đó bị giết để thết đãi mình thì không được ăn, nếu ăn thì sẽ phạm vào giới luật.Ngoài ra đức Phật cũng cấm không được ăn 10 loại thịt: thịt người, voi, ngựa, chó, rắn, sư tử, cọp, báo, gấu và linh cẩu.
Mỗi tông phái của Phật giáo Đại thừa lựa chọn những kinh điển khác nhau để làm theo, cho nên một số tông phái, bao gồm cả phần lớn các tông phái của Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo Nhật Bản đều ăn thịt, trong khi nhiều tông phái khác của Phật giáo Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc thực hành ăn chay.
Ở Việt Nam, do sự du nhập của Phật giáo Đại thừa từ Trung Quốc vào rất sớm cho nên ăn chay đã có từ thời trước Công nguyên và thịnh hành từ đời nhà Lý, nhà Trần vì Phật giáo phát triển vào những thời này.


Title: Ăn chay
Authors: Võ, Thị Thu Nguyệt
Keywords: Ăn chay
Phòng bệnh
Sức khỏe
Issue Date: 2007
Publisher: Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
Description: Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Số 1/2007 ; 3 tr. ; TNS07517
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53672
Appears in Collections:Nghiên cứu Phật học và Phật hoàng Trần Nhân Tông (LIC)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nghiên cứu điều chế nanocompozit polyme/bentonit-DMDOA

Tổng hợp cơ chất, chế tạo kít và nghiên cứu điều kiện tối ưu để nhuộm tế bào phục vụ chẩn đoán bệnh ung thư bạch cầu người

Định tuổi tương đối của đá