Các đá biến chất
Đá
biến chất được hình thành từ sự biến tính của đá mácma, đá trầm tích, thậm chí
cả từ đá biến chất có trước, do sự tác động của nhiệt độ, áp suất cao (nhiệt độ
lớn hơn 150 đến 200 °C và áp suất khoảng trên 1500 bar và các chất có hoạt tính
hoá học, gọi là quá trình biến chất.
Các
chất có hoạt tính hoá học thường gặp nhất là nước và axit cacbonic thường xuyên
có trong tất cả các loại đất, đá. Tính chất của đá biến chất do tình trạng biến
chất và thành phần của đá trước khi bị biến chất. Dưới sự tác động của các tác
nhân biến chất, các thành phần của đá có thể tái kết tinh ở trạng thái rắn và sắp
xếp lại. Tác dụng biến chất không những có thể cải biến cấu trúc của đá mà còn
làm thay đổi thành phần khoáng vật của nó.
Trong
quá trình biến chất do tác động của áp lực và sự tập hợp nhiều loại kết tinh
nên đá biến chất thường rắn chắc hơn đá trầm tích; nhưng đá biến chất từ đá
mácma thì do cấu tạo dạng phiến mà tính chất cơ học của nó kém đá mácma.
Các
đá biến chất chiếm phần lớn trong lớp vỏ của Trái Đất và được phân loại dựa
trên cấu tạo, và thành phần hóa học và khoáng vật hay còn gọi là tướng biến chất.
Chúng có thể được tạo ra dưới sâu trong lòng đất bởi nhiệt độ và áp suất cao hoặc
được tạo ra từ các quá trình kiến tạo mảng như va chạm giữa các lục địa, và
cũng được tạo ra khi khối mác ma có nhiệt độ cao xâm nhập lên lớp vỏ của Trái Đất
làm các đá có trước bị biến đổi.
Các
khoáng vật tạo đá biến chất chủ yếu là những khoáng vật nằm trong đá mácma, đá
trầm tích và cũng có thể là các khoáng vật đặc biệt chỉ có ở trong các loại đá
biến chất dưới sâu như sillimanit, kyanit, staurolit, andalusit, và granat
Các
khoáng vật khác cũng được tìm thấy như olivin, pyroxen, amphibol, mica,
fenspat, và thạch anh nhưng không nhất thiết là kết quả của quá trình biến chất.
Các khoáng vật này bền vững ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao nên chúng ít bị
biến đổi hóa học trong quá trình biến chất. Tuy nhiên, các khoáng vật trên chỉ
không bị biến đổi trong một giới hạn nhất định, sự có mặt của một số koáng vật
trong đá biến chất phản ánh nhiệt độ và áp suất hình thành chúng.
Sự
thay đổi kích thước hạt của đá trong quá trình biến chất được gọi là quá trình
tái kết tinh. Ví dụ, các tinh thể canxít trong đá vôi kết tinh thành các hạt lớn
hơn trong đá hoa, hay cát kết bị biến chất sự kết tinh của các hạt thạch anh
ban đầu tạo thành đá quartzit rất chặt thường gồm các tinh thể thạch anh lớn
hơn đan xen vào nhau. Cả hai yếu tố là nhiệt độ và áp suất cao đều tạo ra sự
tái kết tinh. Nhiệt độ cao cho phép các nguyên tử và ion di chuyển và làm sắp xếp
lại các tinh thể, còn áp suất làm cho các tinh thể hòa tan tại các vị trí chúng
tiếp xúc nhau.
Phần
lớn đá biến chất (trừ đá hoa và đá quartzit) là quá nửa khoáng vật của nó có cấu
tạo dạng phiến gồm các lớp song song nhau, dễ tách thành những phiến mỏng.
Title:
Title:
Các đá biến chất | |
Authors: | Phan, Trường Thị |
Keywords: | Các đá sét biến chất Đá́ mafic biến chất (metamafic) Đá siêu mafic biến chất và đá cordierite-anthophylit Các đá cacbonat biến chất |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | H. : ĐHQGHN |
Citation: | 8 tr. |
Abstract: | Các đá biến chất được phân loại theo nguồn trước khi bị biến chất bởi vì chủ yếu chúng là hoạt động biến chất đẳng hóa. Trong trường hợp, biến chất trao đổi có sự thay đổi thành phần hóa học được xếp riêng. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18503 |
Appears in Collections: | Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét