Đánh giá diễn biến mưa axít ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2000 - 2014

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/57028



Mưa axít hiện nay được coi là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất trên thế giới. 

Ở Việt Nam, mưa axit đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt sự xuất hiện của mưa axít ở các khu vực nông thôn miền núi cũng đã được ghi nhận.
Trong bài báo này, dựa trên bộ số liệu quan trắc hóa học nước mưa của Mạng lưới quan trắc lắng đọng axít Đông Á (EANET) ở trạm Hòa Bình và kết hợp với điều tra thực tế, nghiên cứu đã đánh giá diễn biến mưa axít ở tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn 2000 – 2014.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mưa axit (pH<5,6) đã xuất hiện ở khu vực nghiên cứu với tần suất xuất khá cao và có sự dao động mạnh giữa các tháng và các mùa trong năm, cụ thể cao nhất là 81,8% vào năm 2000 và thấp nhất là 16,7% vào năm 2008.
Mưa axít thường xuất hiện vào mùa khô và cuối mùa mưa. Ion chính gây ra tính axít trong nước mưa tại Hòa Bình là nss-SO42- và ion đóng góp vào sự trung hòa tính axít trong nước mưa là ion nss-Ca2+vào mùa mưa, còn vào mùa khô thì tùy từng năm mà ion Ca2+ hay NH4+ đóng vai trò chủ yếu trung hòa tính axit trong nước mưa.
Tính toán chỉ số pAi và so sánh mối quan hệ giữa giá trị pH và pAi cho thấy tính axit hay bazơ trong nước mưa tại khu vực nghiên cứu không chỉ chịu ảnh hưởng bởi SO42- và NO3- , mà còn bởi ion Ca2+ , NH4+ và các ion khác.


Title: Đánh giá diễn biến mưa axít ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2000 - 2014
Authors: Phạm, Thị Thu Hà
Đỗ, Thị Ngọc Ánh
Trần, Minh Tiến
Bùi, Năng Kha,
Lê, Tuấn Sỹ
Keywords: Mưa axít;trung hòa tính axít,;chỉ số pAi
Issue Date: 2016
Publisher: ĐHQGHN
Series/Report no.: Tập 32, Số1S (2016);
Abstract: Mưa axít hiện nay được coi là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, mưa axit đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt sự xuất hiện của mưa axít ở các khu vực nông thôn miền núi cũng đã được ghi nhận. Trong bài báo này, dựa trên bộ số liệu quan trắc hóa học nước mưa của Mạng lưới quan trắc lắng đọng axít Đông Á (EANET) ở trạm Hòa Bình và kết hợp với điều tra thực tế, nghiên cứu đã đánh giá diễn biến mưa axít ở tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn 2000 – 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mưa axit (pH<5,6) đã xuất hiện ở khu vực nghiên cứu với tần suất xuất khá cao và có sự dao động mạnh giữa các tháng và các mùa trong năm, cụ thể cao nhất là 81,8% vào năm 2000 và thấp nhất là 16,7% vào năm 2008. Mưa axít thường xuất hiện vào mùa khô và cuối mùa mưa. Ion chính gây ra tính axít trong nước mưa tại Hòa Bình là nss-SO42- và ion đóng góp vào sự trung hòa tính axít trong nước mưa là ion nss-Ca2+vào mùa mưa, còn vào mùa khô thì tùy từng năm mà ion Ca2+ hay NH4+ đóng vai trò chủ yếu trung hòa tính axit trong nước mưa. Tính toán chỉ số pAi và so sánh mối quan hệ giữa giá trị pH và pAi cho thấy tính axit hay bazơ trong nước mưa tại khu vực nghiên cứu không chỉ chịu ảnh hưởng bởi SO42- và NO3- , mà còn bởi ion Ca2+ , NH4+ và các ion khác.
Description: Tr. 102-109
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/57028
ISSN: 0866-8612
Appears in Collections:Earth and Environmental Studies


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nghiên cứu điều chế nanocompozit polyme/bentonit-DMDOA

Tổng hợp cơ chất, chế tạo kít và nghiên cứu điều kiện tối ưu để nhuộm tế bào phục vụ chẩn đoán bệnh ung thư bạch cầu người

Định tuổi tương đối của đá