Gìn giữ văn hóa trong lễ hội chùa



Cứ mỗi độ Xuân về, nhiều người thường có thói quen đi lễ. Họ đi lễ không chỉ để cầu những điều may mắn đến cho bản thân, gia đình mà còn để du Xuân, vãn cảnh... Vì vậy, tục đi lễ đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi con người, vừa là khởi đầu của một năm và trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt.



Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa, đi lễ đầu năm từ lâu đã là nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam với mong ước cầu an, may mắn, sức khỏe cho gia đình và bản thân trong năm mới. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, nét đẹp văn hóa này đã ngày càng "biến tướng" khi tại rất nhiều lễ hội diễn ra sự ẩu đả, tranh giành, giẫm đạp, thậm chí đã xảy ra đổ máu chỉ để cướp các vật phẩm tượng trưng cho sự may mắn. Những nơi thờ tự cần sự tôn nghiêm, thành kính bỗng chốc trở thành nơi ồn ào, làm mất đi cảnh trang nghiêm vốn có ở đây. Một số hoạt động tín ngưỡng dân gian trong các lễ hội biến thành hoạt động tranh cướp và người ta buộc phải làm quen với cụm từ "cướp lộc", "cướp ấn", "cướp phết"... Trong dòng người hành lễ, người ta thi nhau khấn vái, dâng tấu sớ, cố gắng làm sao tiếng khấn vái của mình phải to hơn tiếng người bên cạnh để Phật chứng giám. Tiền thật, vàng mã quăng bừa bãi ở các gốc cây, giắt lên tay Phật, đeo vào cương ngựa gỗ… Người đi lễ chùa mặc sức hái, vặt trụi cây cối trong chùa đem về nhà làm lộc, với niềm tin được may mắn, tài lộc cả năm. Có những cô gái đi lễ chùa trong trang phục hở hang, vô tư thắp nhang lễ Phật bất kể đây là chốn tôn nghiêm.
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở thờ tự buông lỏng trong khâu tổ chức lễ hội, tiếp tay cho sự biến tướng của văn hóa đi chùa. Sân chùa thành địa điểm kinh doanh, bày bán đủ thứ nhang, hoa, chim phóng sinh, sách kinh Phật, sách bói toán… Khách vào lễ chùa, người buôn kẻ bán mặc sức chèo kéo nhộn nhạo. Rồi hàng loạt các dịch vụ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người đi lễ như trông giữ xe, viết sớ tấu, xóc quẻ, bán mâm lễ, khấn hộ… Dịch vụ nào cũng lấy cớ dịp Tết, tha hồ "chặt chém". Rồi tình trạng móc túi, cướp giật, cờ bạc trước cổng đền, chùa hay ngay trong sân đền, chùa, bói toán mê tín dị đoan… xuất hiện tràn lan, không thể kiểm soát.


Vạn vật như đang dần thay đổi, biến hóa trong những ngày đầu Xuân. Và con người cũng vậy, mỗi người một ý nguyện chân thành, mong muốn bày tỏ tấm lòng thành kính của mình với đức Phật, tổ tiên. Để tục lệ đi lễ đầu Xuân của người Việt trở thành một nét văn hóa tốt đẹp, cần có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa của các cấp, các ngành, nhất là ý thức của du khách và các hộ kinh doanh. Có như thế đi lễ đền, chùa đầu năm mới trở thành một nét văn hóa đẹp ngày Xuân.


"Đăng trà quả thực cúng dường nhưng cốt tâm phải thanh tịnh. Đến chùa phải hỏi trụ trì trước rồi mới lên chùa lễ Phật, cứ thích thế nào làm thế đấy là không hiểu Phật pháp. Chùa là nơi cần trang nghiêm, vào chùa không nhất thiết phải mang theo lễ vật, nếu muốn dâng cúng Phật mọi người có thể chuẩn bị nhưng không cần quá cầu kỳ".
Hòa thượng THÍCH THANH NHÃ (Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Hà Nội)
"Giữ gìn nét đẹp văn hóa khi đi lễ đền, chùa cũng là cách để mỗi người dân trải nghiệm đời sống nội tâm sâu lắng hơn. Mỗi người dân, mỗi du khách hành hương khi đi lễ đều tìm hiểu về di tích nơi mình đến, cách hành lễ sao cho đúng nơi, đúng cách thì đó mới là nét đẹp văn hóa phương Đông".(NGUYỄN TRẦN HÙNG)
Title: 


Gìn giữa văn hóa trong lễ hội chùa
Authors: Vũ, Đình Anh
Keywords: Văn hóa
Lễ hội
Chùa
Phật giáo
Issue Date: 2010
Publisher: Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
Description: Tạp chí Nghiên cứu Phật học - Số 2/2010; 3 tr. ; TNS07923
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53676
Appears in Collections:Nghiên cứu Phật học và Phật hoàng Trần Nhân Tông (LIC)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nghiên cứu điều chế nanocompozit polyme/bentonit-DMDOA

Tổng hợp cơ chất, chế tạo kít và nghiên cứu điều kiện tối ưu để nhuộm tế bào phục vụ chẩn đoán bệnh ung thư bạch cầu người

Định tuổi tương đối của đá