Khai thác nghệ thuật cải lương ở Đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch = Exploring the cultural values of “Cai luong” in Mekong Delta in Vietnam to develop tourism



Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, ra đời từ những năm đầu của thế kỉ XX ở khu vực miền tây Nam Bộ, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc tế lễ.



Giải thích chữ "cải lương" (改良) theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng: "cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn", thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản.. Ở đây là đã cải lương (cải cách, đổi mới) nghệ thuật hát bội. Từ một động từ theo nghĩa thông thường đã trở thành một danh từ riêng. Sau khi cải lương thì nghệ thuật Cải Lương đã khác hẳn với nghệ thuật hát bội cả về nội dung và hình thức.
Về thời gian ra đời, theo Vương Hồng Sển: tuy "có người cho rằng cải lương đã manh nha từ năm 1916, hoặc là 1918", nhưng theo ông thì kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1918, khi tuồng Gia Long tẩu quốc được công diễn tại Nhà hát Tây Sài Gòn, cách hát mới lạ này mới "bành trướng không thôi, mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn, thêm thắt mãi, vừa canh tân, vừa cải cách...nên cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ..."
Cuộc sống đơn sơ, chất phác, nhưng đầy tình thương của những người dân ở vùng Đồng Bằng Nam Bộ, đã góp phần đáng kể cho nền văn minh, văn hóa Việt Nam ở nhiều khía cạnh. Trong đó, nghệ thuật cải lương là một trong những nét độc đáo, đã phần nào làm sống lại tình đoàn kết giữa con người với nhau. Mặt khác, nghệ thuật cải lương cũng phần nào bộc lộ được tính cách và bản chất của con người Việt Nam, là rất mềm giẻo và rất uyển chuyễn. Bên cạnh đó, nghệ thuật cải lương còn là một hình thức biểu diễn sống động và đầy chất nữ tính.
Có thể nói rằng cải lương được đúc kết và diễn đạt trên phương diện của nhiều tư tưởng, có thể nói rằng cải lương là sự tổng hòa và giao thoa giữa cái cũ và cái mới. Ngày nay nghệ thuật cải lương đã rất phổ biến và được nhiều du khách đón nhận trong các tour du lịch miền tây đặc biệt khi đi du lịch ở những địa phương đã rất nổi tiếng với loại hình nghệ thuật này như: Tiền Giang, Sadec, Đồng Tháp.

Mời các bạn đọc luận văn "Khai thác nghệ thuật cải lương ở Đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch: của tác giả Phan Văn Ngoạn tại đường link:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/13767



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nghiên cứu điều chế nanocompozit polyme/bentonit-DMDOA

Tổng hợp cơ chất, chế tạo kít và nghiên cứu điều kiện tối ưu để nhuộm tế bào phục vụ chẩn đoán bệnh ung thư bạch cầu người

Định tuổi tương đối của đá